Review Sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình – Thành Công Nhờ Mạng Lưới Kết Nối

Trong sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình, Keith Ferrazzi – một doanh nhân thành đạt và chuyên gia marketing đã tiết lộ những bí quyết để thành công trong việc kết nối với mọi người. Thay vì chỉ trao đổi danh thiếp như nhiều người vẫn nghĩ về việc networking, tác giả tập trung vào việc xây dựng những mối quan hệ bền vững và lâu dài. Ferrazzi chia sẻ những phát hiện của mình thông qua một hệ thống các phép thử đã được áp dụng trong thực tế. Bản tóm tắt sách dưới đây của Trạm Sách sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách tạo dựng và duy trì mạng lưới quan hệ hiệu quả.

Giới thiệu tác giả sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình – Keith Ferrazzi và Tahl Raz

Tác giả sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình – Keith Ferrazzi sinh ra trong một gia đình bình dân, với cha là công nhân nhà máy thép và mẹ là lao công. Tuy nhiên, ông đã biết tận dụng khả năng kết nối xuất sắc của mình để mở đường vào Yale, nhận bằng MBA tại Harvard và trở thành nhà sáng lập kiêm CEO của Ferrazzi Greenlight, một công ty tư vấn tiếp thị bán hàng. Ferrazzi cũng đã đóng góp bài viết cho các tạp chí danh tiếng như Inc., Wall Street Journal và Harvard Business Review. Trước đó, ông từng giữ vai trò Giám đốc Tiếp thị tại Deloitte Consulting và tập đoàn Starwood Hotels & Resorts, cũng như CEO tại YaYa Media. Hiện tại, ông sống ở Los Angeles và New York.

Tahl Raz là biên tập viên của tạp chí Fortune Small Business và đã viết bài cho các ấn phẩm như Inc., Jerusalem Post, San Francisco Chronicle và GQ. Hiện ông sinh sống tại thành phố New York.

Tác giả sách đừng bao giờ đi ăn một mình - Keith Ferrazzi

Nội dung sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình

Cuốn sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình gồm 31 chương chia thành 4 phần chính, lồng ghép những câu chuyện về tiểu sử của những người nổi tiếng thành công nhờ xây dựng mạng lưới quan hệ thông minh và một số câu chuyện về cách nắm bắt cơ hội thành công của những phụ nữ bình thường.

Phần 1: Xác định quan điểm

Trong phần này, tác giả hướng dẫn các bước để khám phá sứ mệnh cá nhân, cách xây dựng các mối quan hệ tích cực trước khi thực sự cần đến chúng, và cách giúp đỡ người khác dựa trên sự rộng lượng. Một chút liều lĩnh có thể là yếu tố cần thiết để tạo nên đột phá trong cuộc sống của bạn. Tác giả sử dụng ví dụ từ chính trải nghiệm của mình và những người xung quanh để phân tích chi tiết từng chương một cách tổng quan nhất.

Phần 2: Rèn luyện các kỹ năng cần thiết

Sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình phần 2 gồm 11 kỹ năng thiết yếu để xây dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi và vững chắc. Làm thế nào để đối mặt với sự từ chối? Bí quyết để duy trì mối quan hệ? Cách vượt qua người “gác cửa”, cách tỏa sáng tại các cuộc hội thảo hay đơn giản là gây ấn tượng với mọi người xung quanh. Những lời khuyên quý báu từ tác giả sẽ là hành trang vô giá giúp bạn tránh vấp ngã trong tương lai.

Phần 3: Biến kết nối thành bạn đồng hành

Thành công có thể trở thành người bạn đồng hành khi các nhu cầu cơ bản như sức khỏe, an toàn và tình cảm đã được đáp ứng. Tác giả chỉ ra cách “Pinging” – duy trì kết nối mọi lúc, mọi nơi với những người có mạng lưới liên kết mạnh mẽ và cách tìm ra “cột neo” trong mỗi buổi gặp mặt xã hội một cách hiệu quả.

Phần 4: Trao đổi – Cho và nhận

Làm thế nào để khẳng định giá trị bản thân và chứng tỏ bạn là người đáng để kết giao? Phần này của sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình sẽ giải thích cách tìm người đỡ đầu và học cách khiêm tốn trong thời đại kết nối. Đồng thời, tác giả cũng đặt câu hỏi về khái niệm cân bằng và liệu nó có thực sự cần thiết hay không.

Nội dung sách đừng bao giờ đi ăn một mình

Những bài học từ sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình

Cuốn sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình của Keith Ferrazzi mang đến nhiều bài học quý giá về việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội. Dưới đây là những bài học đáng giá từ cuốn sách:

Bài học 1: Xây dựng mạng lưới cá nhân

Chúng ta đều cần sự hỗ trợ từ người khác để đạt được mục tiêu và biến ước mơ thành hiện thực. Không ai có thể duy trì thành công lâu dài mà không có tư duy kết nối và nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Sớm hay muộn, những người cô độc sẽ chạm đến giới hạn và sự nghiệp của họ sẽ chững lại.

Việc cố gắng xây dựng sự nghiệp mà không quan tâm đến việc tạo dựng một mạng lưới quan hệ mạnh mẽ chẳng khác gì xây nhà mà không dùng cát. Nền móng của bạn sẽ dần yếu đi, và rồi bạn sẽ thấy mình chìm sâu hơn từng ngày.

Nhưng điều gì khiến việc kết nối trở nên quan trọng đến vậy?

Mặc dù nghe có vẻ hiển nhiên nhưng không thể phủ nhận rằng các mối quan hệ cá nhân là chìa khóa mở ra cơ hội. Một nghiên cứu kinh điển được chia sẻ trong Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình cho thấy: trong số 282 người đàn ông tham gia khảo sát, 56% tìm được việc nhờ mối quan hệ cá nhân, trong khi chỉ 19% xin được việc qua các quảng cáo và 10% là nhờ những sáng kiến có tính ứng dụng của chính họ.

Cần có tư duy kết nối để duy trì thành công lâu dài

Bài học 2: Ai cũng có thể học nghệ thuật kết nối

Rất nhiều người lo lắng về việc bị từ chối và chính nỗi sợ này đã cản trở họ làm quen với người khác, khiến họ không thể xây dựng được mối quan hệ nào.

Nỗi sợ bị từ chối là điều mà ai trong chúng ta cũng từng trải qua và đó không phải là điều đáng xấu hổ. Chỉ có rất ít người thực sự bẩm sinh có khả năng kết nối giỏi, có thể dễ dàng làm quen với người lạ và nhanh chóng trở thành bạn của họ.

Tuy nhiên, có một số cách trong sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình sẽ giúp ngay cả những người nhút nhát nhất cũng có thể tạo nên bước tiến lớn:

  • Học hỏi từ những người giỏi nhất: Quan sát và ghi chép những gì mà một chuyên gia kết nối làm để tiếp cận người khác, sau đó sử dụng những phương pháp đó để truyền động lực cho chính mình.
  • Kiên trì học hỏi: Duy trì phong thái ứng xử tốt và rèn luyện khả năng giao tiếp, hùng biện giống như bất kỳ kỹ năng nào khác. Bạn có thể cải thiện bằng cách học tập có hệ thống, ví dụ như tham gia các khóa học về giao tiếp và thuyết trình.

Xem thêm: Tóm Tắt Đắc Nhân Tâm: Cách Để Kết Bạn Và Gây Ảnh Hưởng Đến Người Khác

Học hỏi nghệ thuật kết nối từ những người giỏi

Bài học 3: Kết nối dựa trên sự hào phóng và trung thành

Sự phóng khoáng tạo nên lòng tin và sự thấu hiểu lẫn nhau, giúp thắt chặt và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ của chúng ta với mọi người. Khi đó, những gì chúng ta nhận lại thường gấp đôi, thậm chí gấp ba so với những gì đã bỏ ra.

Chúng ta không nên coi mỗi mối quan hệ như một khoản đầu tư ngắn hạn và mong đợi được giúp đỡ ngay lập tức. Mối quan hệ không phải là thứ hữu hình, không giống như một chiếc bánh sẽ nhỏ đi khi có ai đó lấy bớt một phần mà giống như các bó cơ: chúng phát triển khi được rèn luyện.

Tóm tắt sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình bài học 3: Những người không phóng khoáng và không sẵn lòng giúp đỡ người khác, chỉ quan tâm đến việc trao đổi danh thiếp và nghĩ về lợi ích cá nhân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cách hành xử này khiến họ ngày càng xa cách với mọi người và không sớm thì muộn thì họ sẽ nhận ra sự cô độc. Liệu ai thực sự muốn hợp tác với một người ích kỷ chứ?

review sách đừng bao giờ đi ăn một mình bài học 3

Bài học 4: Xây dựng mạng lưới kết nối trước khi cần đến nó

Một trong những lầm tưởng phổ biến về việc xây dựng mối quan hệ là chỉ nên tìm đến người khác khi bạn cần sự giúp đỡ.

Đây là một sai lầm nghiêm trọng, nhưng đáng tiếc lại khá phổ biến. Nó giống như việc bạn mới mua áo phao khi con tàu đã bắt đầu chìm.

Những người giỏi kết nối luôn tuân theo một nguyên tắc hoàn toàn ngược lại. Họ chủ động xây dựng mối quan hệ trước khi cần sự giúp đỡ. Việc này giúp tạo dựng lòng tin và sự thấu hiểu lẫn nhau và đây chính là hai yếu tố quan trọng để mạng lưới quan hệ hoạt động hiệu quả. Không ai thích bị làm phiền vô cớ – nói cách khác, không ai muốn tiếp xúc với những người không chân thành, vô tâm hoặc chỉ chăm chăm lợi dụng người khác vì lợi ích riêng.

Tác giả Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình chia sẻ: Người giỏi kết nối rất kiên nhẫn và xây dựng mạng lưới của mình từng chút một. Họ hiểu rằng để giành được sự tin tưởng, họ cần đầu tư thời gian và nỗ lực đều đặn, từng ngày. Có thể nói, họ giống như những vận động viên chạy marathon hơn là chạy nước rút. Phần thưởng sẽ đến không phải nhờ vào tốc độ mà là nhờ vào sự bền bỉ.

Chủ động xây dựng mối quan hệ trước khi cần giúp đỡ

Bài học 5: Tìm kiếm chất kết dính mối quan hệ

Để tạo dựng mối quan hệ thân thiết với người khác, điều quan trọng không phải là bạn dành bao nhiêu thời gian cho họ mà là cách bạn sử dụng thời gian đó như thế nào.

Tóm tắt sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình bài học 5: Tình bạn và các mối quan hệ bền chặt được xây dựng dựa trên chất lượng của thời gian mà hai người chia sẻ. Bạn nên tập trung vào “chất kết dính” của mối quan hệ hay nói cách khác, chú trọng vào những yếu tố giúp biến một người trong danh bạ thành một người bạn thật sự hoặc một mối quan hệ đáng tin cậy.

Chất kết dính này có thể là một sở thích chung hoặc một hoạt động mà cả hai cùng tham gia. Nó có thể là bất kỳ điều gì mà cả hai đều yêu thích và giúp tạo sự gắn kết giữa hai bên, dù đó là thể thao, ẩm thực, sưu tầm tem, vé bóng chày, chính trị hay lướt sóng. Những điểm chung này giúp mối quan hệ trở nên sâu sắc hơn và dễ dàng phát triển thành sự gắn bó thực sự.

Chất kết dính có thể là một sở thích hoặc một hoạt động

Bài học 6: Tạo sự tương tác và kiên nhẫn với mối quan hệ

Điểm chung giữa một ngôi sao Hollywood và một người kết nối giỏi chính là khả năng duy trì sự hiện diện và không ngừng mở rộng mạng lưới của mình.

Cả hai đều hiểu rằng: để không bị lãng quên hay biến mất khỏi “sân khấu”, họ phải luôn sẵn sàng và chủ động tạo ra những kết nối mới. Họ nắm bắt mọi cơ hội dù nhỏ bé để mở rộng quan hệ và tiếp xúc với những người có thể giúp đỡ hoặc mang lại những cơ hội mới.

Hillary Clinton là một ví dụ điển hình về sự kiên trì ấn tượng và quyết tâm trở thành một người kết nối siêu đẳng. Keith Ferrazzi, tác giả cuốn sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình đã từng có dịp đồng hành cùng bà khi bà còn là Đệ Nhất Phu nhân. Một ngày bình thường của bà bắt đầu từ 5 giờ sáng với các cuộc gọi, đọc qua khoảng bốn đến năm bài diễn văn, sau đó tham gia nhiều sự kiện cocktail và đến thăm nhà mọi người.

Trong một ngày như thế, bà có thể bắt tay khoảng 2.000 người và điều ấn tượng hơn nữa là bà vẫn nhớ được tên của rất nhiều người đã gặp trong chuyến đi. Điều này thể hiện khả năng kết nối đáng kinh ngạc của bà, một sự kiên nhẫn và tận tụy với mạng lưới quan hệ của mình mà không phải ai cũng có được.

Review sách đừng bao giờ đi ăn một mình bài học 6

Bài học 7: Nói chuyện xã giao và truyền đạt nội dung một cách độc đáo

Dưới đây là hai yếu tố quan trọng nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của người khác mà sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình đề cập đến:

  • Biết nói gì: Điều quan trọng là bạn luôn sẵn sàng phát triển cuộc trò chuyện một cách thông minh, xoay quanh nhiều chủ đề khác nhau như chính trị, thể thao, du lịch hay khoa học. Điều này giúp bạn trở nên linh hoạt trong giao tiếp và thu hút sự quan tâm từ nhiều đối tượng.
  • Truyền đạt nội dung độc đáo: Nếu bạn muốn thực sự gây ấn tượng và tạo kết nối sâu sắc, bạn cần cung cấp nhiều hơn một cuộc nói chuyện vui vẻ và hời hợt. Bạn cần có thứ gì đó khiến bạn nổi bật, tạo ra dấu ấn riêng – một nội dung mà người khác cảm thấy thú vị và hấp dẫn, khiến họ muốn trở thành một phần trong mạng lưới của bạn.

Nội dung độc đáo này có thể là một ý tưởng sáng tạo, một kỹ năng đặc biệt hoặc một thói quen độc đáo. Điều quan trọng là nó phải giúp bạn thể hiện mình như một người thông thái, một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó.

Xem thêm: Sách Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Review: Bí Thuật Tạo Nên Sức Hút Từ Lời Nói

Truyền đạt nội dung một cách độc đáo

Bài học 8: Xây dựng mạng lưới dựa vào những người siêu kết nối

Người siêu kết nối không chỉ đơn thuần là những người có hàng ngàn liên lạc. Điều ấn tượng ở họ trước tiên là số lượng mối quan hệ họ duy trì và thứ hai là sự đa dạng của những liên lạc này đến từ mọi tầng lớp và ngành nghề khác nhau.

Dù người siêu kết nối có thể làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào nhưng họ thường xuất hiện nhiều hơn trong các lĩnh vực sau:

  • Chính trị gia, nhà vận động hành lang
  • Nhà báo và chuyên gia quan hệ công chúng
  • Quản lý quán bar và nhà hàng

Những nghề này rất phù hợp với người siêu kết nối vì chúng tạo cơ hội gặp gỡ nhiều loại người khác nhau. Nếu bạn muốn mở rộng mạng lưới quan hệ của mình, hãy cố gắng kết thân với những người làm việc trong các ngành nghề này.

Xem thêm: Tâm Lý Học Thành Công Review – Tư Duy Cố Định Và Tư Duy Phát Triển

chính trị gia thường là những người siêu kết nối

Bài học 9: Thiết lập mục tiêu

Dù bạn muốn trở thành ai – Tổng thống, giám đốc điều hành hay vận động viên xuất sắc, bạn sẽ không thể đạt được điều đó một cách ngẫu nhiên.

Thay vào đó, bạn cần đặt ra những mục tiêu thật rõ ràng và cụ thể cho cuộc đời mình, sau đó xác định con đường để đạt được những mục tiêu đó. Chỉ khi đó, bạn mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn dẫn đến thành công.

Khi bắt đầu đặt mục tiêu, hãy luôn tập trung vào việc tìm kiếm “ngọn lửa xanh” – điểm giao thoa giữa đam mê và năng lực của bạn. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn đưa ra những quyết định then chốt trong sự nghiệp. Đọc sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình để tìm hiểu thêm về “ngọn lửa xanh”.

Review sách đừng bao giờ đi ăn một mình: Thiết lập mục tiêu

Bài học 10: Lên kế hoạch để xây dựng mối quan hệ

Không sứ mệnh nào có thể trở thành hiện thực trong một sớm một chiều. Giống như khi xây dựng một ngôi nhà, bạn cần có công cụ và kế hoạch phù hợp.

Cả công cụ lẫn kế hoạch đều được thể hiện qua Kế hoạch hành động Xây dựng quan hệ. Bản kế hoạch này giúp chúng ta đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp một danh sách các nhiệm vụ cụ thể, biến chúng thành thói quen hàng ngày, đồng thời thúc đẩy chúng ta chủ động hoàn thành mục tiêu đó.

Đọc sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình để xem đầy đủ bản Kế hoạch hành động xây dựng quan hệ.

Bài học 11: Xây dựng thương hiệu cá nhân

Xung quanh chúng ta, thương hiệu hiện diện khắp nơi. Mỗi ngày, chúng ta đối diện với chúng và chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta tiếp nhận mọi thứ. Khi nhìn thấy logo ba sọc, bạn lập tức nghĩ đến Adidas. Hình ảnh quả táo cắn dở ngay lập tức gợi nhắc về Apple.

Tuy nhiên, không chỉ các công ty hay sản phẩm mới có thể xây dựng thương hiệu – ngay cả những người bình thường nhất cũng có thể tạo dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình!

Thương hiệu cá nhân giúp gây ấn tượng với người khác

Bài học 12: Sự thành công luôn cần những người đỡ đầu

Những nhạc sĩ tài năng và các ngôi sao thể thao đều hiểu rõ điều này: nếu không có một người huấn luyện tốt, bạn sẽ không thể phát huy hết khả năng của mình.

Tóm tắt sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình bài học 12: Nếu bạn được bao quanh bởi những người tiên phong, những tên tuổi lớn và thành công, bạn sẽ có một lợi thế lớn khi xây dựng mạng lưới cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người xung quanh bạn ảnh hưởng đáng kể đến thành tựu của bạn. Thành công hay thất bại đều có thể được quy về đặc điểm của nhóm người mà bạn làm việc cùng. Chẳng hạn, nếu bạn làm việc với những người có nhiều mối quan hệ, bạn cũng sẽ dần phát triển được danh sách liên lạc cho riêng mình. Khi bạn được bao quanh bởi những người thành công, bạn cũng có nhiều khả năng trở nên thành công giống họ.

Tóm tắt sách đừng bao giờ đi ăn một mình bài học 12

Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình thực sự rất hấp dẫn. Bạn sẽ thấy mình đã từng mắc kẹt ở đâu đó trong những câu chuyện của tác giả nhưng lại loay hoay không biết cách tháo gỡ. Như James H. Quigley nhận xét: “Một cuốn sách kinh doanh được viết hay như một cuốn truyện…”, tác giả Keith Ferrazzi và Tahl Raz sẽ chỉ dẫn bạn cách đặt từng viên gạch để xây dựng một mạng lưới quan hệ sâu sắc và đáng tin cậy, chứ không phải những mối quan hệ sáo rỗng. Khi đó, mỗi khi bạn nhấc điện thoại nhờ giúp đỡ, mọi người đều sẵn lòng – đó mới thực sự là thành công.

Xem thêm: Review Sách Nghệ Thuật Bán Hàng Bậc Cao – Làm Thế Nào Để Thuyết Phục Một Khách Hàng Khó Tính?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *