Tóm Tắt Sách Những Kẻ Xuất Chúng – Giải Mã Cội Nguồn Của Sự Thành Công

Sách những kẻ xuất chúng

Những Kẻ Xuất Chúng là hành trình khám phá những cá nhân đạt được thành công phi thường trong các lĩnh vực như toán học, thể thao, luật pháp hay nhiều ngành nghề khác. Thay vì chỉ dựa vào sức mạnh bí ẩn hay tài năng đặc biệt, tác giả chỉ ra rằng các yếu tố khác như gia đình, văn hóa và thậm chí cả ngày sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp họ vươn lên trở thành những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình. Trong bài viết này, Trạm Sách sẽ gửi đến độc giả bản tóm tắt tổng hợp các nội dung chính của cuốn sách.

Về Maldcolm Gladwell – Tác giả sách Những Kẻ Xuất Chúng

Malcolm Gladwell là một trong những học giả hàng đầu thế giới và là tác giả của ba cuốn sách bán chạy nhất theo New York Times: Điểm Bùng Phát, Trong Chớp Mắt Và Những Kẻ Xuất Chúng. Năm 2005, ông được tạp chí Time bình chọn là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới. Năm 2007, Gladwell nhận giải thưởng cao nhất của Hiệp hội Xã hội học Mỹ cho các bài viết về vấn đề xã hội.

Các tác phẩm của ông thường khám phá những mối liên hệ bất ngờ trong nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt ứng dụng các công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực như Xã hội học, Tâm lý học và Tâm lý học Xã hội.

Maldcolm Gladwell là tác giả sách Những Kẻ Xuất Chúng

Những Kẻ Xuất Chúng phần giới thiệu: Bí ẩn Roseto

Phần giới thiệu của sách Những Kẻ Xuất Chúng kể về Roseto – một thị trấn nhỏ ở Ý, nơi người dân sống trong cảnh nghèo khó và không có hy vọng cải thiện cuộc sống cho đến cuối thế kỷ 19, khi nhiều người di cư sang Mỹ để tìm kiếm cơ hội mới. Tại bang Pennsylvania, họ lập nên một cộng đồng tự cung tự cấp và sống cách biệt với các thị trấn xung quanh.

Năm 1950, bác sĩ Stewart Wolf phát hiện rằng gần như không có người dân Roseto nào dưới 65 tuổi mắc bệnh tim, trong khi bệnh tim đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Mỹ thời đó. Wolf bắt đầu nghiên cứu và phát hiện ra rằng người Roseto có sức khỏe vượt trội so với người Mỹ khác với tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể.

Dù ban đầu Wolf nghĩ rằng chế độ ăn uống, di truyền hoặc địa lý có thể là nguyên nhân nhưng không yếu tố nào giải thích được hiện tượng này. Cuối cùng, ông nhận ra rằng sức khỏe của người dân Roseto xuất phát từ chính văn hóa cộng đồng mạnh mẽ của họ, nơi mọi người gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau và sống trong một môi trường xã hội thân thiện, gần gũi.

Khi công bố phát hiện, Wolf gặp phải sự hoài nghi vì thời điểm đó chưa có ai xem xét sức khỏe qua lăng kính của cộng đồng. Câu chuyện về Roseto trong Những Kẻ Xuất Chúng là minh chứng cho tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội trong việc duy trì sức khỏe và hạnh phúc.

Thị trấn Roseto, Italy

Những Kẻ Xuất Chúng phần 1: Cơ hội

Chương 1: Hiệu ứng Matthew

Chương đầu tiên của sách Những Kẻ Xuất Chúng mở đầu với câu: “Vì phàm ai đã có thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có thì ngay cái đang có cũng bị lấy đi”. Tác giả đưa ra những lập luận thuyết phục rằng những người đã thành công, hay nói cách khác, những người có nhiều tiềm năng nhất sẽ nhận được những cơ hội đặc biệt hơn để tiếp tục đạt được thành công. Chính những người giàu thường hưởng lợi từ các chính sách cắt giảm thuế lớn nhất. Những sinh viên xuất sắc sẽ nhận được sự giảng dạy tốt nhất và nhiều sự chú ý nhất. Thành công là kết quả của cái mà các nhà xã hội học gọi là “ưu thế tích tụ” (small wins). Trong cuốn “Sức mạnh của thói quen” cũng nhấn mạnh đến sức mạnh của những lợi thế nhỏ lẻ, và điều này cũng phản ánh trong cuộc sống của những người thành công: khởi đầu của họ chỉ nhỉnh hơn một chút, nhưng những lợi thế nhỏ đó đã tích lũy theo thời gian.

Những người thành công thường được nhận những cơ hội đặc biệt

Chương 2: Quy tắc 10.000 giờ

Trong gần một thập niên, câu hỏi về sự tồn tại của tài năng thiên bẩm luôn được đặt ra và câu trả lời rõ ràng là có. Thành công là sự kết hợp giữa tài năng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cần tới 10.000 giờ rèn luyện để đạt đến trình độ tinh thông và đẳng cấp thế giới trong bất kỳ lĩnh vực nào. Con số 10.000 giờ này thực sự kỳ diệu: Mozart đã tạo ra kiệt tác của mình ở tuổi 21, sau khi trải qua 10.000 giờ rèn luyện; nhóm Beatles đã biểu diễn hàng trăm lần tại Hamburg trước khi đạt được thành công lớn.

Sách Những Kẻ Xuất Chúng nhấn mạnh rằng luyện tập không phải là thứ bạn làm khi đã giỏi, mà là công cụ giúp bạn trở nên giỏi giang. Trong cuốn “Mật mã tài năng”, khái niệm “luyện tập làm cho mọi thứ hoàn hảo” (practice makes perfect) được điều chỉnh thành việc luyện tập giúp tăng cường lớp myelin – yếu tố then chốt để đạt sự thông thạo. Như vậy, sự chuẩn bị và luyện tập có vai trò quan trọng hơn nhiều so với tài năng thiên bẩm.

Để có thể luyện tập đủ 10.000 giờ, cần có những cơ hội đặc biệt như những ví dụ mà sách Những Kẻ Xuất Chúng đã đề cập. Ví dụ, Bill Gates đã được hưởng lợi từ một cơ hội hiếm có, tương tự như khoảng thời gian Hamburg của Beatles. Tóm lại, những người thành công xuất chúng thường là những người được hưởng lợi từ các cơ hội bất thường. Sách Những Kẻ Xuất Chúng còn phân tích danh sách 75 người giàu nhất trong lịch sử để chứng minh cho những cơ hội ẩn giấu mà các nhân vật xuất chúng đã được hưởng lợi.

Xem thêm: Bí Mật Tư Duy Triệu Phú Tóm Tắt – 17 Tư Duy Tạo Nên Thịnh Vượng

Những người thành công thường có những cơ hội hiếm có

Chương 3: Mối phiền phức của thiên tài (Phần 1)

Trong tập 4 của “Nghiên cứu di truyền về thiên tài”, Lewis Terman đã kết luận rằng “trí tuệ và thành công không nhất thiết phải tương đồng với nhau”. Trí thông minh chỉ có vai trò quan trọng đến một mức độ nhất định và sau khi vượt qua ngưỡng đó, những yếu tố khác ngoài trí thông minh sẽ trở nên quan trọng hơn. Tương tự như trong bóng rổ, sau khi một cầu thủ đạt được chiều cao đủ tiêu chuẩn, các yếu tố như tốc độ, kỹ năng cầm bóng mới là điều cần chú ý.

Khóa học về khoa học thành công tại Đại học Michigan cũng khẳng định rằng IQ chỉ đóng góp 25% vào việc quyết định thành công của một người.

Xem thêm: Tâm Lý Học Thành Công Review – Tư Duy Cố Định Và Tư Duy Phát Triển

Chỉ số IQ chỉ đóng góp vào 25% sự thành công

Chương 4: Mối phiền phức của thiên tài (Phần 2)

Theo sách Những Kẻ Xuất Chúng, không chỉ IQ quyết định thành công mà còn một loại trí thông minh khác có vai trò quan trọng không kém: trí thông minh thực tiễn (hay còn gọi là trí thông minh mềm hoặc kỹ năng mềm). Loại trí thông minh này không phải do di truyền mà chủ yếu chịu ảnh hưởng từ môi trường và hoàn cảnh gia đình.

Nghiên cứu của Terman về những đứa trẻ có IQ cao đã chỉ ra rằng hầu như không có thần đồng nào xuất thân từ tầng lớp dưới đạt được thành công to lớn trong cuộc sống bởi họ thiếu một yếu tố quan trọng: một cộng đồng hỗ trợ xung quanh để giúp họ chuẩn bị cho tương lai. Điều này cho thấy không một thiên tài nào có thể thành công mà không có sự giúp đỡ. Họ cần sự hỗ trợ từ những người đi trước để tiến xa hơn.

Xem thêm: Review Sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình – Thành Công Nhờ Mạng Lưới Kết Nối

Tóm tắt sách những kẻ xuất chúng chương 4

Chương 5: Ba bài học của Joe Flom

Joe Flom là thành viên sáng lập của hãng luật danh tiếng Skadden, Arps. Ông xuất thân từ một gia đình nhập cư nghèo khó nhưng vẫn đạt được thành công lớn. Sách Những Kẻ Xuất Chúng đã rút ra ba bài học từ cuộc đời ông:

  • Tầm quan trọng của việc là người Do Thái: Joe Flom là một người có chỉ số IQ cao và cũng có trí thông minh thực tiễn, nhờ hoàn cảnh gia đình ông đã được va chạm nhiều, học cách hành xử khôn ngoan. Ông nỗ lực phát huy tài năng của mình và tận dụng những cơ hội có được.
  • May mắn về nhân khẩu học: Ông sinh ra vào thời điểm thuận lợi, không phải trải qua những giai đoạn khó khăn như Đại khủng hoảng kinh tế hay Thế chiến thứ hai.
  • Công việc có ý nghĩa: Công việc của ông thỏa mãn ba tiêu chí quan trọng: sự phức tạp, tính độc lập, và mối quan hệ rõ ràng giữa nỗ lực và phần thưởng, tức là nỗ lực bỏ ra bao nhiêu thì sẽ nhận lại thành quả tương xứng.

Ba bài học rút ra từ cuộc đời Joe Flom

Những Kẻ Xuất Chúng phần 2: Di sản

Chương 6: Harlan, Kentuckey

Harlan là một thị trấn nằm ở phía Đông Nam Kentucky, nơi những người định cư đầu tiên chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ sau của họ, khiến người dân Harlan luôn mang trong mình nhiều nỗi lo lắng. Họ phải đối mặt với nguy cơ mất mát gia súc liên tục, đe dọa sự tồn vong về tài sản. Vì vậy, người dân ở đây phát triển một thái độ quyết liệt thể hiện rõ ràng qua lời nói và hành động rằng họ không hề yếu đuối. Họ phải đáp trả mạnh mẽ với bất kỳ thách thức nào dù nhỏ nhặt để bảo vệ danh dự, điều được tôn vinh trong “nền văn hóa danh dự” của họ.

Người dân Harlan được tôn vinh trong "nền văn hóa danh dự của họ"

Chương 7: Lý thuyết chủng tộc cho các vụ rơi máy bay

Trước năm 1999, Korean Air đã trải qua nhiều vụ tai nạn máy bay mà nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố con người. Mặc dù cơ phó nhận ra các sai sót, nhưng họ thường chỉ ám chỉ gián tiếp và cơ trưởng không hiểu ẩn ý đó nên không khắc phục sự cố kịp thời.

Theo sách Những Kẻ Xuất Chúng, nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ “chỉ số khoảng cách quyền lực” cao trong văn hóa Hàn Quốc, nơi tôn ti trật tự và sự kính trọng cấp trên được coi trọng. Đến năm 2003, Korean Air bắt đầu cải tổ bằng cách mời một chuyên gia nước ngoài phụ trách điều hành bay. Ông đã thay đổi ngôn ngữ giao tiếp của hãng sang tiếng Anh giúp các phi công thoát khỏi hệ thống phân cấp rạch ròi của văn hóa Hàn Quốc. Kết quả là một sự thay đổi tích cực và đáng kinh ngạc đã xảy ra trong hoạt động của Korean Air.

Sách những kẻ xuất chúng chương 7

Chương 8: Những ruộng lúa nước và bài kiểm tra toán

Định kiến cho rằng người châu Á giỏi Toán bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính mà sách Những Kẻ Xuất Chúng đã chỉ ra trong chương này. Thứ nhất, có sự khác biệt lớn giữa hệ thống gọi tên số ở phương Tây và châu Á. Hệ thống số đếm của các ngôn ngữ châu Á rất logic và dễ hiểu, trong khi tiếng Anh có nhiều quy tắc bất thường (ví dụ: thay vì nói “oneteen”, “twoteen” thì lại có “eleven”, “twelve”, “thirteen”). Điều này giúp trẻ em châu Á học đếm và thực hiện phép toán nhanh hơn trẻ em Mỹ.

Nguyên nhân thứ hai là do sự kiên trì được thừa hưởng từ nền văn minh lúa nước. Nghiên cứu cho thấy một nông dân trồng lúa nước ở châu Á có thể làm việc lên tới 3000 giờ mỗi năm. Điều này rèn luyện cho họ tính kiên nhẫn và bền bỉ được truyền lại qua các thế hệ, góp phần vào thành công trong học tập bao gồm môn Toán.

Xem thêm: Tuần Làm Việc 4 Giờ Tóm Tắt – Cách Tận Hưởng Cuộc Sống Mà Vẫn Nên Nghiệp Lớn

Tính kiên nhẫn góp phần vào sự thành công trong học tập

Chương 9: Thỏa thuận của Marita

Marita là học sinh của Học viện KIPP, một chương trình giáo dục đặc biệt với thời gian học dài hơn 50-60% so với các trường trung học thông thường ở Mỹ. Nhờ vào chương trình KIPP và sự chăm chỉ, nhiều học sinh từ hoàn cảnh khó khăn và học lực kém đã trở thành người đầu tiên trong gia đình vào đại học.

Qua câu chuyện này, tác giả muốn truyền tải triết lý về mối quan hệ giữa nỗ lực và phần thưởng cùng tầm quan trọng của việc được trao cơ hội. Sách Những Kẻ Xuất Chúng mạnh rằng: “Không ai sinh ra đã ngu dốt, sự khác biệt nằm ở việc có hay không có cơ hội”.

Review những kẻ xuất chúng chương 9

Trong một thế giới mà sự xuất chúng không phải là kết quả của một đêm, Những Kẻ Xuất Chúng của Malcolm Gladwell mở ra cánh cửa khám phá những yếu tố bất ngờ đứng sau thành công rực rỡ. Cuốn sách không chỉ là một cuộc điều tra chi tiết về tài năng và thành tựu, mà còn là hành trình cuốn hút vào tâm hồn của những cá nhân đã tạo nên lịch sử.

Xem thêm: Anh Em Nhà Wright Tóm Tắt – Hành Trình Tạo Nên Điều Kỳ Diệu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *