
Tóm tắt sách Thói Quen Hiện Tại
Neil Fiore
Thói quen hiện tại nghiên cứu một vấn đề vô cùng phổ biến hiện nay: thói quen trì hoãn. Tại sao mọi người lại chờ đến phút cuối cùng mới chịu bắt tay vào nhiệm vụ quan trọng? Làm sao để họ có thể từ bỏ thói xấu này? Thói quen hiện tại sẽ đi sâu vào gốc rễ của vấn đề và cách giải quyết chúng.
Cuốn sách này dành cho
- Những người mắc thói quen trì trệ
- Người muốn giúp đỡ những ai thường xuyên trì hoãn
- Những ai hứng thú với cách quản lý và phát triển bản thân
Đôi dòng về tác giả
Neil Fiore là nhà tâm lý học người Mỹ, đồng thời ông cũng là cha đẻ của rất nhiều cuốn sách bán chạy nhất, tập trung chủ yếu vào năng suất và thuật thôi miên. Với tư cách là một người hướng dẫn, ông đã giúp đỡ cho hàng ngàn khách hàng và tư vấn cho rất nhiều công ty nổi tiếng.
Chương 1. Bạn sẽ có được gì nếu từ bỏ thói quen trì hoãn đã “được học” trước đây?
Trì hoãn là việc bạn lướt Facebook cả ngày thay vì bắt tay vào viết bản báo cáo đã quá hạn từ trước, dọn phòng ba lần một tuần thay vì đi chỉnh sửa bài luận văn, hay gọi cho bạn bè chỉ để nói câu “xin chào” thay vì hoàn thành bản kê khai thuế của mình. Người ngoài cuộc sẽ thấy sự trì hoãn của bạn thật lố bịch, nhưng với những người có thói quen này thì nó không phải là vấn đề để cười.
Họ cảm thấy cuộc sống của mình hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát. Mỗi khi định ngồi xuống và tự hứa sẽ hoàn thành công việc, họ lại tiếp tục lướt Facebook và chờ đợi đến lúc khác sẽ làm. Khi không thể hoàn thành mục tiêu, họ thường cảm thấy tội lỗi và xấu hổ. Và vì không bao giờ hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, họ luôn phải chịu áp lực liên tục và chưa bao giờ thực sự thư giãn.
Neil Fiore cho rằng thói quen trì hoãn đó hoàn toàn không phải do bẩm sinh, hay nói cách khác, không ai lười từ khi ra đời. Những đứa trẻ sẽ là minh chứng thuyết phục cho quan điểm này – chúng không bao giờ lười biếng.
Thực tế, chúng ta đã “học” và làm theo thói quen tệ hại này ở trường, ở nhà, và ở nơi làm việc. Thật may mắn, vì sự trì hoãn là thứ chúng ta “học” được, nên ta cũng hoàn toàn có thể loại bỏ nó thông qua sự thay đổi tư duy và một vài công cụ đơn giản.
Bản tóm tắt này sẽ chỉ cho bạn thấy:
- Cách hiểu rõ nhất về thói quen trì trệ;
- Hai chú ngựa khi cùng kéo thì lực kéo sẽ mạnh hơn so với tổng lực của hai chú tách ra;
- Tại sao việc đặt ra một mục tiêu quá xa vời có thể phá hỏng đi động lực của bạn;
- Cách thay đổi lối tư duy tạo nên thói quen trì trệ
- Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu gốc rễ của thói quen tệ hại này.
Chương 2. Sự trì trệ là cách để trốn tránh nỗi sợ thất bại.
Hầu hết mọi người đều quen với thói chần chừ. Mặc dù đây là vấn đề rất phổ biến, nhưng nó cũng gắn liền với một vài trường hợp nhất định.
Chúng ta thường chần chừ trong công việc. Đó là khi ta phải làm một số nhiệm vụ như viết báo cáo, tổ chức một buổi hội thảo hay chuẩn bị bài phát biểu. Những công việc trên đều rất quan trọng và không nằm trong thói quen hàng ngày của bạn. Bạn sẽ không chần chừ việc đi tắm hay hồi đáp lời mời ăn trưa của đồng nghiệp, nhưng lại luôn trì hoãn việc chuẩn bị một bài phát biểu quan trọng.Thực tế, những việc con người hay trì hoãn thường có ba đặc điểm sau đây:
Đầu tiên, khi bạn muốn làm tốt một công việc để bạn có thể đáp ứng theo mong đợi của bản thân và của người khác.
Thứ hai, bạn thấy công việc đó thật nhàm chán. Ví dụ, việc bắt đầu viết trang đầu tiên hay hoàn thành bài PowerPoint rất vô vị và hoàn toàn không có động lực để làm.
Cuối cùng, những điều làm nên một “công việc tốt” rất mơ hồ: bạn không biết cách để có một bài thuyết trình tốt, viết được một bản báo cáo ấn tượng hay đáp ứng được nguyện vọng của người khác. Điều gì là “tốt”? “Tốt” thế nào là đủ? Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn dốc toàn bộ sức lực vào một dự án và gặp thất bại?
Khi phải đối mặt với những công việc như trên, chúng ta buộc phải chọn lựa giữa hai điều:
Nếu bắt tay vào việc, đồng nghĩa với việc bạn đã sử dụng thời gian của mình cho những thứ vô vị, rất có thể sẽ gặp thất bại và cảm thấy thất vọng với chính bản thân mình và những người khác nữa.
Nếu từ chối làm việc đó, bạn sẽ tránh được sự buồn chán, và tất nhiên, là cả nỗi sợ thất bại.
Vậy bạn sẽ chọn điều gì? Hầu hết mọi người sẽ lựa chọn cách thứ hai và trì hoãn công việc không thoải mái đó. Và ở một khía cạnh nào đó, điều ấy có nghĩa rằng: bạn được “học” rằng sự trì hoãn ít nhất là tạm thời có thể giúp bạn tránh được sự buồn chán và nỗi sợ thất bại.
Chương 3. Chúng ta được dạy cách để “căm ghét” công việc và sợ hãi thất bại.
Cả cha mẹ và thầy cô đều tin rằng họ hiểu lý do lũ trẻ luôn trì trệ: đó hẳn nhiên là do sự lười biếng của chúng! Và lũ trẻ cần kỷ luật, khen thưởng hay những hình phạt để không còn lười nhác nữa. Liệu rằng việc áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn với những đứa trẻ không chăm chỉ có phải là đúng đắn không?
Không hề, cách người lớn hiểu về thói quen trì hoãn là hoàn toàn sai lầm. Thực tế, có rất nhiều ví dụ có thể chứng minh rằng không ai lười biếng hay thiếu nỗ lực ngay từ khi sinh ra.
Hãy cùng xem xét những việc mà mọi người thực sự muốn làm như chơi bóng đá, đọc sách hay đi uống cà phê cùng bạn bè. Họ có cần động lực để làm những việc đó không? Thực tế, mọi người đều có một vài việc họ có thể bắt tay làm ngay mà không cần kỷ luật hay khen thưởng.
Có một điều khá thú vị rằng, trước khi được “giáo dục”, lũ trẻ không bao giờ chần chừ. Khi làm gì, chúng không bao giờ đánh giá hành động của mình hay băn khoăn về những gì mọi người xung quanh nghĩ về chúng.
“Theo chủ nghĩa hoàn hảo cực đoan, kết quả công việc của một người sẽ phản ánh giá trị của người ấy”
Tại sao chúng ta lại học được thói quen trì trệ trong quá trình trưởng thành? Điều gì là khác biệt với việc nỗ lực hoàn thành công việc?
Trước hết, khi còn nhỏ, chúng ta học được ở trường rằng “làm việc” rất nhàm chán, nó trái ngược hoàn toàn với việc vui chơi. Chúng ta thường nghe bố mẹ nhắc nhở rằng: “Bố mẹ rất tiếc nhưng chiều nay con phải ngồi làm bài tập chứ không phải ra ngoài chơi!” Và nếu bạn không nghe lời, ngay lập tức sẽ bị dọa không cho xem TV buổi tối.
Thứ hai, chúng ta được thấm nhuần chủ nghĩa hoàn hảo một cách sai lầm. Chúng ta nhận thức rất rõ rằng mình phải hoàn thành công việc sao cho tốt nhất, nếu không mọi người sẽ nghĩ rằng ta làm việc chưa đủ chăm chỉ. Điều này sẽ dẫn đến những tham vọng không thực tế: nếu ai đó nghĩ rằng mọi thứ hoặc là tốt nhất, hoặc là không tốt chút nào, thì sẽ không ai có thể đáp ứng được kì vọng của họ!
Vì vậy, việc mọi người thấy công việc thật nhàm chán là hoàn toàn dễ hiểu: một mặt, chúng ta nghĩ rằng chúng thật buồn tẻ và vô vị; mặt khác, ta được học rằng bất cứ thứ gì không phải tốt nhất thì không thể chấp nhận được, vì vậy nên chúng ta sẽ rất dễ gặp thất bại.
“Nỗi sợ thất bại, chủ nghĩa hoàn hảo cực đoan và nỗi lo về những mục tiêu hão huyền sẽ kìm hãm con người vươn tới đích đến của mình”
Chương 4. Lòng tự trọng của chúng ta liên quan chặt chẽ với hiệu quả công việc, và sự trì hoãn sẽ giúp ta bảo vệ nó.
Bất kỳ ai cũng đều muốn được mọi người xung quanh đánh giá cao. Nếu chúng ta không làm việc, chúng ta thường sẽ không phải đối mặt với việc bị mang ra làm trò cười hay bị coi thường.
Thực tế, con người có rất nhiều cách để chống lại sự đe dọa đến lòng tự trọng của bản thân. Ở phương Tây, mọi người đều nghĩ rằng có sự liên quan mật thiết giữa lòng tự trọng với hiệu quả công việc mà họ làm.
Chúng ta được dạy rằng từ rất sớm rằng chỉ khi làm việc chăm chỉ hay đạt được thành công trong sự nghiệp, bản thân ta mới trở nên có giá trị. Mọi người đánh giá cao bác sĩ, giám đốc hay giáo sư. Họ coi thường những ai nghèo khổ hay thất nghiệp và tin rằng nguyên nhân là do họ làm việc chưa đủ chăm chỉ và họ bị đánh giá thấp hơn.
Vì họ được học rằng công việc là gốc rễ chính của lòng tự trọng, nên việc mọi người dần thấm nhuần chủ nghĩa hoàn hảo cực đoan là hoàn toàn có thể hiểu được.
Với những ai cảm thấy giá trị của bản thân, họ phải làm việc hết mình để đáp ứng những hi vọng quá cao của chính bản thân mình. Đương nhiên, không phải ai cũng có thể thành công trong lĩnh vực của mình, vì vậy mọi người sẽ dùng những chiến thuật riêng để bảo vệ lòng tự trọng của họ khỏi thất bại.
Khi đối mặt với một nhiệm vụ có vẻ khá khó khăn, như việc trở thành người đại diện đọc diễn văn tốt nghiệp hay một người giàu có nhất trong đại gia đình, thì những chiến thuật như sự trì hoãn sẽ cho phép chúng ta trốn tránh hoàn cảnh của mình.
Chúng ta thường tự nhủ rằng: “Không phải ta thất bại do không tài giỏi, mà là do ta chưa thực sự thử làm mà thôi”. Bằng cách đó, sự trì hoãn sẽ giúp ta tránh cảm giác áp lực, lo lắng gây ra bởi những kì vọng hão huyền hay sự mơ hồ về thành công của bản thân.
Chương 5. Câu thần chú chống lại sự trì trệ: “Bạn chỉ có thể học hỏi từ những vấp ngã”.
Một trong những nguyên nhân chính của thói quen trì hoãn chính là chủ nghĩa hoàn hảo: Trong bất cứ việc gì chúng ta làm, ta cũng luôn tự nhủ rằng phải đạt được kết quả tốt nhất. Phải tránh mọi sai lầm, thất bại là thứ không thể chấp nhận được và nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị bản thân ta.
Dưới áp lực nặng nề, ta thường khóa chặt bản thân và không làm gì cả thay vì đối mặt với thách thức. Chúng ta trì hoãn bằng việc lướt Internet, phân loại bộ sưu tập tem hay làm một vài việc vặt ta cho là “gấp gáp”.
Tuy nhiên, thay vì làm như vậy, những người tài giỏi sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào mà không lo lắng về sai lầm hay thất bại. Nếu vấp ngã, họ sẽ nhanh chóng tự vực dậy và tiếp tục cố gắng. Miễn là không phải những công việc như phá bom nguyên tử hay bơi qua bờ biển Đại Tây Dương thì phương pháp này luôn hữu dụng.
Ngược lại, nếu bạn không thử thì sẽ không bao giờ có thể tiến bộ được. Chỉ có những người kiên trì làm đi làm lại mới có thể cải thiện kỹ năng của mình!
Vậy những người có thói quen trì hoãn sẽ hành động thế nào? Khi phải đối mặt với nỗi sợ hãi, họ im lặng và lảng tránh công việc. Họ cho rằng cách tốt nhất là phải thành công ngay từ lần đầu tiên, còn mọi kết quả khác đều là thất bại và sẽ tổn hại nghiêm trọng đến giá trị bản thân. Nhưng họ đã quên mất rằng, tất cả những công trình vĩ đại, từ tranh của Picasso đến phát kiến của Thomas Edison đều bắt đầu bằng một chuỗi thất bại và những lần nỗ lực ngu ngốc .
Chúng ta nên hiểu đơn giản rằng: Thất bại là một phần thiết yếu của việc học tập, vì vậy những ai không thất bại sẽ không bao giờ có thể học hỏi được điều gì!
Chương 6. Để trở thành một nhà sản xuất, thay vì tự nhủ “Tôi phải” hay “Tôi nên” làm gì, hãy hỏi rằng “Bao giờ tôi có thể bắt tay vào công việc?”
Trong thâm tâm những người trì trệ điển hình luôn có những cuộc tranh cãi nội tâm. Họ thường tự nhủ rằng “tôi phải làm” hoặc “tôi nên làm”, những cụm từ mang nghĩa rằng “tôi không hề muốn làm”. Cuộc xung đột nội tâm này giống như hai con ngựa chạy theo hai hướng đối lập: một con chạy về phía “nên làm” hoặc “phải làm việc”; con còn lại chạy theo hướng khác vì bạn “không muốn bắt tay vào nhiệm vụ”. Đương nhiên, phương pháp này không những không giúp bạn hành động nhanh nhẹn hơn mà còn gây ra những căng thẳng thần kinh và quan điểm tiêu cực với công việc.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ những xung đột nội tâm này bằng cách trở thành một “nhà sản xuất” – những người thực sự mong muốn chứ không phải bị ép tạo nên thành quả – thay vì một nạn nhân bất lực. Không giống kiểu người trì trệ, những nhà sản xuất luôn có một mục tiêu rõ ràng để vươn tới. Vì vậy, họ sẽ tự nhủ rằng: “Mình muốn làm”, “mình sẽ làm” hay “mình quyết định làm”.
Cuộc hội thoại nội tâm theo hướng tích cực sẽ giúp bạn tập trung toàn bộ năng lượng vào một hướng đi duy nhất. Giờ đây, thay vì phá hoại mọi nỗ lực của bạn, hai chú ngựa sẽ cùng chạy chung một đường. Bằng cách này, những nhà sản xuất có thể tự xác định điều mà họ muốn làm, đồng thời là thời gian, địa điểm, phương pháp để làm nó.
Hơn hết thảy, nếu bạn muốn làm gì, thay vì hoài nghi về nó hãy bắt tay thực hiện, hãy dốc toàn bộ sức lực để hoàn thành nó.
Chương 7. Hãy biết kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày để đạt được hiệu suất làm việc cao nhất.
Thói quen trì trệ là một vòng tròn luẩn quẩn: khi bạn trì hoãn công việc, cảm giác trách nhiệm với việc phải bắt kịp mọi thứ sau đó dần dần sẽ tích tụ thành những trách nhiệm nặng nề hơn nữa.
Vì vậy, thói trì trệ sẽ khiến cuộc sống của bạn luôn tràn ngập cảm giác có quá nhiều việc phải làm. Cuộc sống như vậy sẽ cướp đi của bạn những khoảng thời gian dành cho sự thư giãn, nghỉ ngơi hay đời sống riêng tư. Để có thể quản lý được khối lượng công việc ngày càng tăng, những hoạt động giải trí kia buộc phải tạm ngưng đến tương lai rất xa.
Có một điều rất kì lạ là, những người trì trệ điển hình và kiểu người “cuồng công việc” lại có lối tư duy tương tự nhau. Họ đều nghĩ rằng mình có nhiều việc phải hoàn thành đến mức không còn thời gian để nghỉ ngơi thư giãn. Họ luôn tự thúc đẩy chính mình, không bao giờ thực sự thư giãn hay tự thưởng cho những thành quả của bản thân. Kết quả là, cả ngày họ vùi đầu trong công việc hoặc những cảm giác tội lỗi khi mình không làm việc.
Thay vì hành động như vậy, những nhà sản xuất luôn dành một khoảng thời gian nhất định cho đời sống cá nhân, chăm sóc sức khỏe, hay thư giãn tâm hồn.
Những người thành công thường hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc thư giãn, giải trí. Vì vậy, họ thường nghỉ ngơi và tự thưởng cho thành quả của bản thân như là cách nạp năng lượng để làm việc năng suất trở lại.
Bên cạnh đó, người nhận ra được sự thú vị của những nhiệm vụ khó khăn sẽ có nguồn động lực dồi dào để bắt tay vào công việc.
Chương 8. Nếu bạn muốn đơn giản hóa công việc, hãy chia chia chúng thành nhiều phần nhỏ và dễ quản lý.
Phần khó nhất trong mọi công việc luôn luôn là lúc khởi đầu.
Những người thường xuyên trì hoãn hiểu rằng: một khi họ bắt đầu công việc, họ có thể sẽ phải viết toàn bộ bản báo cáo. Vì vậy họ lựa chọn việc dành thời gian để mở rồi đóng tài liệu, kiểm tra Facebook cá nhân hay lau dọn bếp, nửa giờ sau lại mở tài liệu… và tiếp tục lặp lại quy trình đó.
Nhưng tại sao việc bắt đầu công việc lại khó khăn đến vậy? Bởi vì những nhiệm vụ thường nặng nề đến mức chúng ta không thể nhìn thấy hi vọng giải quyết được nó. Điều này đặc biệt đúng với những mục tiêu mơ hồ về tương lai xa vời, ví dụ như “có một tấm bằng loại giỏi” hay “học cách chơi đàn piano”. Những mục tiêu như vậy không những không mang lại hiệu quả gì mà còn làm chúng ta thêm chùn bước – bạn cứ cắm đầu vào làm việc với mong muốn rằng một ngày nào đó sẽ đạt được mục tiêu to lớn ấy.
Bất chấp những mục tiêu xa vời ấy, chúng ta thường trì hoãn và làm những thứ mang về cho ta thành công nhanh chóng, ví dụ như kiểm tra Email hay lướt Facebook.
Vậy chiến lược đơn giản để loại bỏ khuynh hướng này là gì?
Bạn hãy chia nhiệm vụ thành những công việc nhỏ, dễ dàng quản lí và có thể kiểm tra một cách nhanh chóng. Nếu một công việc có thể được hoàn thành chỉ sau nửa giờ đồng họ, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm thấy động lực để bắt đầu nhiệm vụ. Và một khi hoàn thành nó, bạn sẽ nhận được phần thưởng lớn nhất chính là cảm nhận về thành công, thứ mang lại cảm giác được làm chủ.
Ngoài ra, bạn có thể củng cố thêm động lực bằng cách thực hiện những phần việc đơn giản để nhận về sự khen thưởng tương ứng, ví dụ như là cho phép bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn một chút.
Vì vậy, đừng quá cố gắng để làm điều gì quá to tát, hãy tập trung vào việc làm thế nào để bắt đầu: Hãy khởi động với những công việc đơn giản và gạt những đích đến hão huyền sang một bên. Ví dụ, thay vì ngồi đếm từng trang của cuốn “Chiến tranh và hòa bình”, hãy bắt đầu dành nửa giờ để đọc nó.
“Thay vì nói: “Đây là một nhiệm vụ lớn lao và quan trọng”, hãy nói rằng “tôi sẽ bắt đầu từ bước nhỏ nhất”
Chương 9. Để làm việc hiệu quả và thoải mái nhất, hãy thử “không lên kế hoạch”.
Để biến công việc hàng tuần của bạn trở nên nhẹ nhàng và năng suất hơn, hãy thử cách không lên kế hoạch trong việc quản lý thời gian.
Mục đích chính của phương pháp này là tạo thật nhiều khoảng thời gian ngắn (khoảng 30 phút), tập trung cao độ trong ngày làm việc của bạn thay vì 10 giờ làm việc liên tục nhưng luôn bị phân tâm, ngắt quãng. Bằng cách này, bạn không những hoàn thành trọn vẹn được nhiều việc hơn mà còn có nhiều thời gian để thư giãn hơn. Phương pháp cụ thể như sau:
Chọn một việc trong số những nhiệm vụ quan trọng mà bạn phải hoàn thành, đặt cho nó khoảng thời gian giới hạn là 30 phút, và hãy tập trung cao độ để làm nó trong 30 phút ấy.
Sau mỗi khoảng thời gian giới hạn kết thúc, hãy đặt thêm một khoảng thời gian nữa vào lịch làm việc của mình. Đồng thời, bạn cũng lên danh sách những hoạt động thư giãn như ra ngoài ăn trưa với bạn bè, đi dạo hay đi xem phim. Không giống như cách lên lịch làm việc thông thường, bạn lên lịch cho những hoạt động giải trí chứ không phải công việc. Nó sẽ xây dựng nên một khuôn khổ hữu ích cho việc phân bổ thời gian làm việc của bạn.
Qua phương pháp này, chúng ta sẽ nhận ra được hai điều:
Đầu tiên, cuộc sống không chỉ có công việc! Bất kỳ ai cũng xứng đáng được trải nghiệm những điều thú vị, thư giãn khác ngoài công việc.
Thứ hai, bạn chỉ có một khoảng thời gian giới hạn để hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy bạn sẽ tận dụng nó thật tốt!
Vì thực chất, “không lên kế hoạch” nghĩa là bạn lên kế hoạch cho công việc xen vào những hoạt động giải trí, nên bạn chỉ chọn bắt tay vào nhiệm vụ khi có thời gian để hoàn thành nó. Và một công việc khác chỉ được thêm vào thời gian làm việc nếu khoảng thời gian 30 phút cho công việc trước đã kết thúc.
Bằng cách này, bạn có thể dành nhiều thời gian tập trung cho công việc mà hoàn toàn không cảm thấy bị bắt ép.
Chương 10. Một mảnh giấy hay quyển số sẽ là vũ khí hữu hiệu chống lại sự phân tâm.
Có rất nhiều thứ có thể khiến bạn không thể tập trung vào công việc:
Ví dụ, bỗng nhiên bạn nảy ra một ý tưởng vô cùng hay ho mà bạn cảm thấy phải ngay lập tức đi tìm hiểu hoặc chia sẻ nó với bạn bè. Hoặc đột nhiên bạn nhớ ra một nhiệm vụ quan trọng mà rất có thể bạn sẽ quên mất nếu không thực hiện ngay. Hay khi người đồng nghiệp thân thiết nói “xin chào” hoặc nhắc nhở về bản báo cáo bạn hứa sẽ gửi cho cô ấy vào cuối tuần. Và còn rất nhiều những việc tương tự như vậy nữa.
Tất cả những sự mất tập trung đó khó có thể tránh được: những ý tưởng sẽ luôn bất chợt nảy ra trong tâm trí bạn, và những “bà tám” ở công ty sẽ luôn tìm đến để buôn chuyện trừ khi bạn khóa trái cửa phòng làm việc.
Để giải quyết vấn đề này, tất cả những gì bạn cần làm chỉ đơn giản là luôn giữ thứ gì đó có thể “bắt lấy” những việc phân tâm bất ngờ xảy đến. Nhanh chóng vơ lấy một mảnh giấy hay cuốn sổ gần đó và ghi lại bất cứ thứ gì xảy đến đang khiến bạn bận tâm rồi nhanh chóng quay lại làm việc. Sau khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ làm dở, bạn hãy quay lại xem xét những gì mình vừa ghi nếu nó khẩn cấp hay cần thiết. Bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả của phương pháp này đấy!
Kết luận
Lười biếng không phải căn bệnh bẩm sinh. Thực tế, thói quen trì hoãn được xây dựng từ thái độ tiêu cực với công việc khi còn nhỏ. Vì thói quen tệ hại này là thứ con người “học” nên chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ nó bằng cách thay đổi tư duy của bản thân.
Tóm tắt sách Thói Quen Hiện Tại
Trạm sách
- Tóm tắt sách 21 Bài Học Cho Thế Kỷ 21
- Tóm tắt sách Minh Triết Sinh Ra Từ Bất An
- Tóm tắt sách Thay Đổi
- Tóm tắt sách Chiếc Nút Áo Của Napoleon
- Tóm tắt sách Người Đàn Ông Nuôi Cả Thế Giới
- Tóm tắt sách Làm Mới Bản Thân
- Tóm tắt sách Câu Chuyện Của Da Vinci
- Tóm tắt sách Động Lực Chèo Lái Hành Vi
- Tóm tắt sách Bản Năng Marathon
- Tóm tắt sách Dốc Hết Trái Tim
- Tóm tắt sách Đường Ra Biển Lớn
- Tóm tắt sách Nhận Thức Kinh Doanh
- Tóm tắt sách Sự Nghi Ngờ Về Một Lịch Sử
- Tóm tắt sách Phá Vỡ Giới Hạn Để Kiến Tạo Trật Tự
- Tóm tắt sách Sáng Tạo
- Tóm tắt sách Quốc Gia Khởi Nghiệp
- Tóm tắt sách Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý
- Tóm tắt sách Bơi Cùng Cá Mập Mà Không Bị Nuốt Chửng
- Tóm tắt sách Tâm Lí Học Thành Công
- Tóm tắt sách Thói Quen Hiện Tại
- Tóm tắt sách Hiệu Ứng Quỷ Dữ
- Tóm tắt sách Va Vào Hạnh Phúc
- Tóm tắt sách Thưởng Thức
- Tóm tắt sách Tạo Dựng Và Phá Vỡ Thói Quen
- Tóm tắt sách Trên Bước Đường Trở Thành Nhà Lãnh Đạo
- Tóm tắt sách Nghệ Thuật Giao Tiếp
- Tóm tắt sách Mật Mã Tâm Hồn
- Tóm tắt sách Sức Mạnh Của Thần Thoại
- Tóm tắt sách Điều Khiển Tâm Lý Học
- Tóm tắt sách Đi Tìm Lẽ Sống
- Tóm tắt sách Content Inc.
- Tóm tắt sách Nguyên Lý 80/20
- Tóm tắt sách Đàn Ông Sao Hỏa Đàn Bà Sao Kim
- Tóm tắt sách Sức Mạnh Của Tư Duy Tích Cực
- Tóm tắt sách Trí Tưởng Tượng Mở Con Đường
- Tóm tắt sách Tư Duy Tối Ưu
- Tóm tắt sách Tỷ Phú Bán Giày
- Tóm tắt sách Warren Buffett Trong Kinh Doanh
- Tóm tắt sách Ý Tưởng Kì Quặc
- Tóm tắt sách Chữa Lành Nỗi Đau
- Tóm tắt sách Đường Vắng
- Tóm tắt sách Tin Vào Chính Mình
- Tóm tắt sách Sức Mạnh Của Tiềm Thức
- Tóm tắt sách Nghệ Thuật Của Hạnh Phúc
- Tóm tắt sách Cách Để Giành Phần Thắng Trong Trò Chơi Cuộc Đời
- Tóm tắt sách Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi
- Tóm tắt sách Chăm Sóc Tâm Hồn
- Tóm tắt sách Nước Giàu Nước Nghèo
- Tóm tắt sách Thuyết Dòng Chảy
- Tóm tắt sách Sinh Ra Để Chiến Thắng
- Tóm tắt sách Tinh Thần Chiến Đấu Trong Môn Tennis
- Tóm tắt sách Dành Thời Gian Cho Cuộc Sống Của Bạn
- Tóm tắt sách Dick Rách Rưới
- Tóm tắt sách Những Câu Chuyện Tâm Linh
- Tóm tắt sách Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại
- Tóm tắt sách Ngũ Luân Thư
- Tóm tắt sách Mật Mã
- Tóm tắt sách Trying Not To Try
- Tóm tắt sách Survival Of The Prettiest
- Tóm tắt sách The Grand Design
- Tóm tắt sách Zillow Talk
- Tóm tắt sách Thám Tử Kinh Tế
- Tóm tắt sách Trò Đùa Của Sự Ngẫu Nhiên
- Tóm tắt sách Trầm Lặng
- Tóm tắt sách The Gifts Of Imperfection
- Tóm tắt sách Thirty Million Words
- Tóm tắt sách Screamfree Parenting
- Tóm tắt sách Overwhelmed
- Tóm tắt sách The Big Fat Surprise
- Tóm tắt sách Cooked
- Tóm tắt sách The Blue Zones
- Tóm tắt sách The Vitamin Solution
- Tóm tắt sách Eat, Move, Sleep
- Tóm tắt sách A Bone To Pick
- Tóm tắt sách Nghệ Thuật Bán Hàng Bậc Cao
- Tóm tắt sách Eat To Live
- Tóm tắt sách Animal Madness
- Tóm tắt sách The Global Code
- Tóm tắt sách Humans Are Underrated
- Tóm tắt sách The Big Necessity
- Tóm tắt sách The Invisible Gorilla
- Tóm tắt sách Missing Microbes
- Tóm tắt sách Những Người Làm Chủ Số 1 Việt Nam
- Tóm tắt sách The Hands-off Manager
- Tóm tắt sách Miễn Phí
- Tóm tắt sách Lãnh Đạo Và Sự Tự Lừa Dối
- Tóm tắt sách On Becoming A Leader
- Tóm tắt sách Bí Mật Phía Sau Điện Toán Đám Mây
- Tóm tắt sách F.I.R.E
- Tóm tắt sách The Lucky Years
- Tóm tắt sách 12
- Tóm tắt sách Thành Công Hôm Nay Chưa Chắc Thành Đạt Ngày Mai
- Tóm tắt sách The Smartest Places On Earth
- Tóm tắt sách The Misfit Economy
- Tóm tắt sách Đam Mê Bứt Phá
- Tóm tắt sách Nghề Tay Trái
- Tóm tắt sách Tiểu Sử Steve Jobs
- Tóm tắt sách The Silent Language Of Leaders
- Tóm tắt sách Vị Quản Lý Một Phút
- Tóm tắt Sách Cẩm Nang Cho Người Lần Đầu Làm Quản Lý
- Tóm tắt sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt
- Tóm tắt sách Đắc Nhân Tâm
- Tóm tắt sách 13 Nguyên Tắc Nghĩ Giàu Làm Giàu
- Tóm tắt sách Kinh Tế Học Trần Trụi
- Tóm tắt sách Những Kẻ Xuất Chúng
- Tóm tắt sách Sức Mạnh Của Thói Quen
- Tóm tắt sách Thế Giới Phẳng
- Tóm tắt sách 21 Luật Không Phải Tranh Cãi Về Tài Năng Lãnh Đạo
- Tóm tắt sách 5 Rối Loạn Chức Năng Của Nhóm Lãnh Đạo
- Tóm tắt sách Dấn Thân
- Tóm tắt sách 22 Quy Luật Bất Biến Trong Marketing
- Tóm tắt sách 12.5 Nguyên Tắc Của Người Bán Hàng Xuất Sắc
- Tóm tắt sách Thách Thức Bán Hàng
- Tóm tắt sách Để Trở Thành Người Bán Hàng Xuất Sắc
- Tóm tắt sách Tăng Tốc Bán Hàng Bằng SPIN
- Tóm tắt sách Cha Giàu Cha Nghèo
- Tóm tắt sách Phong Cách Đầu Tư WARREN BUFFETT
- Tóm tắt sách Ai Lấy Miếng Pho Mát Của Tôi?
- Tóm tắt sách Để Đạt Hiệu Quả Trong Công Việc
- Tóm tắt sách Trí Tuệ Của Đám Đông
- Tóm tắt sách Chiến Lược Cạnh Tranh
- Tóm tắt sách Chiến Lược Đại Dương Xanh
- Tóm tắt sách Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Hiệu Quả
- Tóm tắt sách Từ Tốt Đến Vĩ Đại
- Tóm tắt sách Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
- Tóm tắt sách Tư Duy Nhanh Và Chậm
- Tóm tắt sách Hiểu Về Trái Tim
- Tóm tắt sách Dám Bị Ghét
- Tóm tắt sách Cha Mẹ Độc Hại
- Tóm tắt sách Giận thầy Thích Nhất Hạnh
- Tóm tắt sách 7 Loại Hình Thông Minh
- Tóm tắt sách Tình Dục Thuở Hồng Hoang
- Tóm tắt sách Ung Thư Hoàng Đế Của Bách Bệnh
- Tóm tắt sách Cú Hích
- Tóm tắt sách Trí Tuệ Xúc Cảm
- Tóm tắt sách Nghệ thuật tư duy rành mạch
- Tóm tắt sách Trong Chớp Mắt
- Tóm tắt sách Tuần Làm Việc 4 Giờ
- Tóm tắt sách Phải Trái Đúng Sai
- Tóm tắt sách amazon.com Phát Triển Thần Tốc
- Tóm tắt sách 10 Điều Khác Biệt Nhất Giữa Kẻ Thắng và Người Thua
- Tóm tắt sách Tư Duy Đột Phá
- Tóm tắt sách Những Nguyên Tắc Vàng Của Napoleon Hill
- Tóm tắt sách Túi Khôn
- Tóm tắt sách Tư Duy Như Những Nhà Đầu Tư Vĩ Đại
- Tóm tắt sách Nghĩ Như Người Thắng
- Tóm tắt sách Nghệ Thuật Đàm Phán Đỉnh Cao
- Tóm tắt sách Những Trò Quỷ Quái Không Trái Lương Tâm
- Tóm tắt sách Học Cách Tư Duy Tích Cực
- Tóm tắt sách Thuật Đấu Trí Châu Á
- Tóm tắt sách Cảnh Quan Đạo Đức
- Tóm tắt sách Berkshire Thời Không Còn Buffett
- Tóm tắt sách Sức Mạnh Của Sự Khích Lệ
- Tóm tắt sách Nghệ Thuật Học Tập
- Tóm tắt sách Tiền không mua được gì?
- Tóm tắt sách Cư Xử Như Đàn Bà Suy Nghĩ Như Đàn Ông
- Tóm tắt sách Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi
- Tóm tắt sách Đường Tới Sự Giàu Có
- Tóm tắt sách Khi Mọi Thứ Tan Vỡ
- Tóm tắt sách 18 Phút
- Tóm tắt sách Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi
- Tóm tắt sách Cởi Trói Tâm Hồn
- Tóm tắt sách 30 Cách Để Tái Tạo Cơ Thể
- Tóm tắt sách Tư Duy Ngược Dịch Chuyển Thế Giới
- Tóm tắt sách Sức Mạnh Của Lời Từ Chối
- Tóm tắt sách Bức Thư Gửi Garcia
- Tóm tắt sách Định Nghĩa Mới Về Trí Thông Minh
- Tóm tắt sách Thiên Tài Của Những Đối Nghịch
- Tóm tắt sách Tâm Hồn Lơ Đãng
- Tóm tắt sách Ăn Trộm Như Một Nghệ Sĩ
- Tóm tắt sách Ý Chí
- Tóm tắt sách Bước Đường Dài Tới Tự Do
- Tóm tắt sách Làm Thế Nào Để Tự Tin Và Có Tiếng Nói Trong Giao Tiếp
- Tóm tắt sách Tôi Đã Vươn Lên Như Thế Nào?
- Tóm tắt sách Hẹn Gặp Bạn Ở Đỉnh Thành Công
- Tóm tắt sách Mỗi Ngày Hai Giờ Hiệu Quả
- Tóm tắt sách “Tốt Nhất” Của Bạn Sẽ Tốt Hơn Nữa
- Tóm tắt sách Bản tuyên ngôn về động lực
- Tóm tắt sách Đừng quay trở lại trường học
- Tóm tắt sách Big Magic
- Tóm tắt sách Buổi Sáng Diệu Kì
- Tóm tắt sách The Power Of Starting Something Stupid
- Tóm tắt sách 10 Days To Faster Reading
- Tóm tắt sách Bird By Bird
- Tóm tắt sách Những Đòn Tâm Lý Trong Thuyết Phục
- Tóm tắt sách Nghệ Thuật Quyến Rũ
- Tóm tắt sách Getting To Yes
- Tóm tắt sách Coffee Lunch Coffee
- Tóm tắt sách Antifragile
- Tóm tắt sách Mastery
- Tóm tắt sách Smarter Faster Better
- Tóm tắt sách Chiếc Dù Của Bạn Màu Gì?
- Tóm tắt sách Make Your Bed
- Tóm tắt sách Mất Trí
- Tóm tắt sách Dám Nghĩ Lớn
- Tóm tắt sách Dám Thất Bại
- Tóm tắt sách Đánh Cắp Ý Tưởng
- Tóm tắt sách Những Bước Đơn Giản Đến Ước Mơ
- Tóm tắt sách Can Đảm Để Vĩ Đại
- Tóm tắt sách Người Giàu Có Nhất Thành Babylon