Review Sách Dấn Thân – Phụ Nữ Và Quyết Tâm Lãnh Đạo

Sách dấn thân

Trong cuốn Dấn Thân, tác giả đi sâu vào các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng giới. Bằng cách kết hợp kinh nghiệm cá nhân, dữ liệu thực tế và các nghiên cứu hữu ích, Sheryl đã làm sáng tỏ những hiểu lầm về cuộc sống và sự lựa chọn của phụ nữ trong công việc.

Đôi nét về tác giả sách Dấn Thân – Sheryl Sandberg

Cuốn sách Dấn Thân do Sheryl Sandberg, người được vinh danh là “nữ tướng” của Facebook viết nên. Hiện cô giữ vị trí Giám đốc Hoạt động của Facebook. Trước khi gia nhập mạng xã hội lớn nhất thế giới, Sheryl từng là Phó chủ tịch phụ trách vận hành và bán hàng trực tuyến toàn cầu tại Google và Trưởng phòng hành chính tại Bộ Tài chính Mỹ.

Sheryl đã được tạp chí Fortune vinh danh trong danh sách 50 Phụ nữ quyền lực nhất trong ngành kinh doanh, và tạp chí Time đưa cô vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.

Bài phát biểu của Sheryl Sandberg tại TED Talk đã gây tiếng vang lớn, trong đó cô chỉ ra rằng phụ nữ đang tự giới hạn bản thân trong sự nghiệp và khuyến khích họ “ngồi vào bàn”, đón nhận thách thức và hết mình theo đuổi mục tiêu sự nghiệp.

Sheryl Sandberg được vinh danh là "nữ tướng" của Facebook

Dấn Thân chương 1: Khoảng trống tham vọng lãnh đạo

“Nếu bạn không sợ hãi, bạn sẽ làm gì?”

Bà tôi, một phụ nữ thông minh và có tài kinh doanh đã bị hạn chế bởi quan niệm xã hội rằng phụ nữ chỉ nên lo việc nhà. Mẹ tôi cũng phải từ bỏ chương trình tiến sĩ để chăm sóc gia đình. Tuy nhiên, cha mẹ tôi đã nuôi dạy tôi, em gái và em trai với những kỳ vọng công bằng, tạo niềm tin rằng con gái có thể làm mọi thứ như con trai.

Nhưng 20 năm sau khi tốt nghiệp đại học, tôi thấy thế giới vẫn chưa tiến bộ như mong đợi. Phụ nữ có đủ kỹ năng lãnh đạo, nhưng họ vẫn phải đối mặt với những rào cản xã hội và thiên kiến giới khiến nhiều người từ bỏ sự nghiệp. Sự thành công của phụ nữ thường đi kèm với đánh giá tiêu cực, và sự tự tin – yếu tố quan trọng trong công việc lại không được khuyến khích ở phụ nữ.

Review Dấn Thân chương 1: Sợ hãi là gốc rễ của nhiều rào cản mà phụ nữ phải vượt qua: sợ bị đánh giá, sợ không làm tốt vai trò gia đình. Tuy nhiên, nếu không sợ hãi, phụ nữ có thể thành công trong cả sự nghiệp và cuộc sống.

Chúng ta cần khuyến khích phụ nữ vươn tới vị trí lãnh đạo và tạo ra một thế giới bình đẳng hơn. Phụ nữ cần tin vào bản thân, và nam giới cần ủng hộ phụ nữ trong công việc và gia đình để cùng nhau tạo nên một tương lai công bằng và mạnh mẽ hơn.

review sách dấn thân chương 1

Dấn Thân chương 2: Ngồi vào bàn

Trong buổi họp với Bộ Tài chính tại Facebook, tôi thấy các thành viên nữ chọn ngồi ở ghế bên tường thay vì vào bàn họp, họ tự đặt mình vào vai trò quan sát thay vì tham dự. Tôi hiểu sự bất an của họ, cảm giác như đang mạo danh với năng lực không đủ.

Phụ nữ thường đánh giá thấp thành quả của mình và cho rằng thành công là “ăn may”. Khi thất bại, họ quy lỗi cho bản thân. Thiếu tự tin làm hạn chế khả năng của họ. Tôi đã học cách “giả tạo” sự tự tin (thể hiện tự tin ngay cả khi không có) và điều này thực sự giúp tôi tiến xa hơn.

Cơ hội không đến với những ai ngồi chờ; chúng ta phải chủ động nắm bắt. Tôi nhận thấy nam giới thường nắm bắt cơ hội nhanh hơn, trong khi phụ nữ cẩn trọng và ngại thử thách mới. Nhưng không bao giờ có sự phù hợp tuyệt đối, cơ hội cần ta điều chỉnh và thích nghi.

Review Dấn Thân chương 2: Để phát triển và thử thách bản thân, phụ nữ cần tin vào năng lực của mình, không ngại giơ tay và dám ngồi vào bàn. Thành công đến từ nỗ lực, sự hỗ trợ và cả sự tự tin giả tạo khi cần thiết. Tôi đã học cách hít thở sâu, giữ tay giơ cao và ngồi vào bàn – điều đó giúp tôi tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Xem thêm: Tóm Tắt Sách Tư Duy Đột Phá – Tách Biệt Suy Nghĩ Khỏi Số Đông

Phụ nữ cần tin vào năng lực của mình để phát triển

Dấn Thân chương 3: Thành công và sự yêu quý

Đúng là phụ nữ không chỉ cần tự tin và làm việc chăm chỉ là đủ để đạt được thành công. Thực tế, thành công và được yêu quý là hai yếu tố song hành với nam giới, nhưng lại ngược chiều với phụ nữ. Những kỳ vọng về vai trò của phụ nữ khiến họ gặp khó khăn trong việc vươn lên lãnh đạo mà không bị đánh giá tiêu cực.

Nếu phụ nữ kiên quyết và quan tâm đến kết quả công việc, họ dễ bị coi là “khó chịu”. Nếu họ tỏ ra dễ thương, người ta đánh giá cao sự dễ thương hơn là năng lực. Điều này khiến nhiều phụ nữ tự hạ thấp kỳ vọng trước khi bị người khác làm điều đó. Họ bị buộc phải hy sinh tham vọng và chịu thêm trách nhiệm mà không nhận được sự công nhận tương xứng.

Trong các thương lượng hay yêu cầu thăng tiến, phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn nam giới vì phải kết hợp giữa sự hòa nhã và kiên trì, thậm chí phải đưa ra lý do để biện minh cho yêu cầu của mình. Hòa nhã một mình sẽ khiến phụ nữ bị coi là sẵn sàng hy sinh quyền lợi để được yêu quý, do đó họ phải biết kiên quyết khi cần thiết.

Review Dấn Thân chương 3: Học cách đối mặt với chỉ trích và không để những lời tiêu cực làm mất tinh thần là điều cần thiết để phụ nữ tiến xa hơn. Chúng ta cần chấp nhận rằng không thể làm hài lòng tất cả mọi người nếu muốn thay đổi và tiến bộ.

Thay đổi đòi hỏi sự dũng cảm và kiên trì, và đôi khi phải đánh đổi sự yêu quý để đạt được thành công. Điều quan trọng là phụ nữ cần tiếp tục nỗ lực và không ngại lên tiếng, không ngại đấu tranh để đạt được sự bình đẳng và tiến bộ thật sự.

Phụ nữ cần học cách đối mặt với chỉ trích

Dấn Thân chương 4: Khung leo trèo thay thế cho chiếc thang

Sự nghiệp ngày nay không còn là một chiếc thang với từng nấc thang lên xuống, mà là khung leo trèo với nhiều con đường và lựa chọn để tiến lên.

Chiếc thang chỉ có một lối duy nhất để lên đỉnh, nhưng khung leo trèo mang lại sự sáng tạo và tự do hơn, phù hợp cho tất cả, đặc biệt là phụ nữ mới bắt đầu, đang chuyển đổi hoặc quay lại sự nghiệp. Nó có thể chứa những đoạn đường vòng và ngõ cụt nhưng mang lại sự hài lòng vì sự độc đáo của mỗi con đường.

Sự nghiệp của tôi cũng giống như khung leo trèo – không có đường thẳng từ đầu đến cuối. Tôi bắt đầu từ Ngân hàng Thế giới, rồi chuyển sang Bộ Tài chính, đến Google và sau đó là Facebook. Mỗi bước đi đều mang theo rủi ro, và đôi khi không rõ ràng. Nhưng tôi luôn sẵn sàng đón nhận rủi ro và chấp nhận những điều bất ngờ.

Review Dấn Thân chương 4: Phụ nữ cần sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong sự nghiệp – rủi ro có thể mang lại phần thưởng lớn. Nhiều người tránh né rủi ro vì lo lắng về năng lực của mình, nhưng chờ đến khi đáp ứng hoàn toàn yêu cầu mới nộp đơn là cách tiếp cận thiếu linh hoạt. Phụ nữ cần tự tin hơn và không ngại đề cao bản thân. Đừng chờ đợi ai trao quyền lực cho mình – hãy tự tin, dám đề nghị và thăng tiến.

Xem thêm: Review Sách Sức Mạnh Của Suy Nghĩ Tích Cực – Bạn Sẽ Là Những Gì Bạn Nghĩ

Phụ nữ cần chấp nhận rủi ro trong công việc

Dấn Thân chương 5: Cố vấn

Nếu bạn phải hỏi “Đây có phải người cố vấn của tôi không?” thì câu trả lời thường là không. Một mối quan hệ cố vấn thực sự sẽ tự nhiên và rõ ràng, không cần phải đặt câu hỏi.

Phụ nữ thường khó tìm cố vấn hơn và do đó họ tích cực tìm kiếm, nhưng đôi khi nỗ lực này không hiệu quả. Các mối quan hệ bền vững cần có sự kết nối thật sự và nỗ lực từ cả hai phía. Thay vì yêu cầu người lạ làm cố vấn, việc tiếp cận với những câu hỏi nghiêm túc và sâu sắc có thể mang lại kết quả tốt hơn bởi người cố vấn chọn người có năng lực và tiềm năng.

Quan hệ cố vấn là mối quan hệ hai chiều, đem lại lợi ích và sự học hỏi cho cả hai bên. Phụ nữ trẻ thường nghe rằng tìm được người cố vấn sẽ giúp họ nổi bật, nhưng thực tế là khi bạn nổi bật và nỗ lực, người cố vấn sẽ tự tìm đến bạn.

Sheryl Sandberg chia sẻ trong sách Dấn Thân: Cần chấm dứt lo ngại về việc tiếp xúc gần gũi với lãnh đạo nam vì những suy diễn tiêu cực. Sự chuyên nghiệp từ cả hai phía giúp tạo môi trường an toàn cho mọi người. Các công ty cũng nên xây dựng chương trình cố vấn chính thức để giúp giảm áp lực và hỗ trợ phụ nữ trẻ phát triển sự nghiệp.

Sách dấn thân chương 5: cố vấn

Dấn Thân chương 6: Nói lên sự thật

Chúng ta dạy trẻ phải lễ phép và cẩn thận trong lời nói, nhưng điều này đôi khi làm mất đi sự chân thật. Dù khó khăn nhưng giao tiếp chân thật là nền tảng quan trọng cho mối quan hệ gia đình và hiệu quả công việc. Trong môi trường làm việc, phụ nữ thường lo ngại việc nói thật có thể dẫn đến đánh giá tiêu cực hoặc bị cô lập.

Giao tiếp hiệu quả là kết hợp giữa chân thật và phù hợp – nói thẳng nhưng không làm tổn thương người khác. Điều này đòi hỏi luyện tập và cam kết từ cả hai phía. Tại Facebook, tôi và Mark đã cam kết phản hồi thẳng thắn mỗi tuần giúp chúng tôi cải thiện mối quan hệ công việc và cá nhân.

Tìm kiếm phản hồi giúp xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn. Tôi khuyến khích đồng nghiệp chia sẻ ý kiến và cảm ơn họ công khai để thúc đẩy sự cởi mở. Hài hước cũng là công cụ tốt để nói lên sự thật mà không làm tổn thương người khác.

Review sách Dấn Thân chương 6: Chia sẻ cảm xúc chân thành, dù là nước mắt hay sự bức xúc có thể tạo nên kết nối sâu sắc hơn. Việc mang cả con người vào công việc thay vì giữ bộ mặt chuyên nghiệp suốt cả tuần sẽ giúp chúng ta sống chân thành hơn. Lằn ranh giữa công việc và cuộc sống đang dần mờ đi và có lẽ một ngày nào đó, sự nhạy cảm và thông cảm của phụ nữ sẽ trở thành sức mạnh giúp họ dẫn đầu.

Chúng ta cần cam kết với bản thân sẽ tìm kiếm và nói lên sự thật để thúc đẩy sự thay đổi này.

Chia sẻ cảm xúc chân thành có thể tạo kết nối tốt hơn

Dấn Thân chương 7: Đừng từ bỏ

Từ nhỏ, các bé gái thường được nhồi nhét rằng chúng phải chọn giữa thành công sự nghiệp và làm một người mẹ tốt. Phụ nữ lớn lên với suy nghĩ về những đánh đổi này, thường từ bỏ từng chút một thay vì thực sự quyết định rút lui.

Sách Dấn Thân cho rằng phụ nữ nên chỉ rút lui khi cần thiết, không phải sớm hơn. Thay vì lùi bước trong những năm chuẩn bị làm mẹ, họ cần tiến lên để khi quay lại làm việc có thể tiếp tục cống hiến mà không bị hạn chế bởi tham vọng.

Cuộc sống có nhiều điểm khác nhau, và tôi không khuyên mọi phụ nữ đều phải tiến tới. Bản thân tôi cũng có lúc chọn lùi bước. Quyết định giao con cho người khác chăm sóc để quay lại làm việc không dễ dàng, chỉ một công việc thực sự xứng đáng mới bù đắp được phần nào.

Những ai may mắn có cơ hội hãy để ngỏ lựa chọn của mình, đừng tìm đường thoát ngay từ đầu sự nghiệp. Hãy giữ chân trên bàn đạp ga, tiến lên và đón nhận thử thách. Điều đó giúp đảm bảo rằng khi thời điểm đến, bạn sẽ đưa ra quyết định nghiêm túc và tự tin.

Đừng từ bỏ trước khi nó thực sự cần thiết

Dấn Thân chương 8: Bạn đời phải thật sự là bạn đời

Làm mẹ là trải nghiệm tuyệt vời nhưng việc sinh con đối với tôi lại không dễ dàng. Sau ca sinh khó, tôi phải dùng nạng và chồng tôi là Dave trở thành người chăm sóc chính cho em bé. Chúng tôi đã chuẩn bị nhưng thiếu kinh nghiệm khiến mọi thứ còn mơ hồ. Dave thậm chí phải hy sinh công việc để trở về làm việc cùng thành phố với tôi.

Việc chăm sóc con không chỉ dành cho mẹ mà các bậc cha cũng có thể làm tốt nếu có kiến thức và nỗ lực. Khi con ra đời, ưu tiên của chúng ta thay đổi nhưng cũng không nên từ bỏ sự nghiệp mà đã dành nhiều công sức và thời gian xây dựng. Cần có sự cân bằng.

Để chồng chia sẻ việc chăm sóc con, phụ nữ cần để anh ấy tự làm dù ban đầu có thể không hoàn hảo. Điều quan trọng là không coi việc chăm con là “giúp đỡ” mà là trách nhiệm chung. Sách Dấn Thân cho rằng quyết định sự nghiệp quan trọng nhất của phụ nữ là chọn bạn đời và người bạn đời cần phải là đối tác ngang hàng thực sự.

Việc chia sẻ trách nhiệm bình đẳng giữa cha mẹ sẽ tạo ra hình mẫu tốt nhất cho con cái. Phụ nữ có thể làm được những gì nam giới làm và ngược lại, nam giới cũng cần cơ hội để chứng minh mình làm được việc của người mẹ. Thế hệ trẻ nam giới ngày nay mong muốn trở thành người bạn đời bình đẳng và điều đó thật sự là tin tốt lành.

Khi phụ nữ đánh giá cao sự tử tế và hỗ trợ từ người bạn đời, nam giới sẽ còn thể hiện nhiều hơn. Cũng như phụ nữ ngày càng  Dấn Thân vào công việc, nam giới cũng cần Dấn Thân vào gia đình để cùng nhau tạo ra một thế giới bình đẳng hơn.

Xem thêm: Tóm Tắt Sách Nghệ Thuật Quyến Rũ – Cách Trở Thành Bậc Thầy Trong Tình Trường

Phụ nữ có thể làm những gì nam giới làm và ngược lại

Dấn Thân chương 9: Hoang tưởng về kiểu người đa năng

“Vẹn cả đôi đường” là cái bẫy lớn với phụ nữ – không thể hoàn toàn đạt được. Theo đuổi sự nghiệp và đời sống cá nhân là mục tiêu cao cả nhưng cần biết ưu tiên những điều quan trọng. Như bác sĩ Laurie Glimcher nói, chỉ cần cố hoàn hảo trong những điều thật sự thiết yếu.

Review Dấn Thân chương 9: Thay vì cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo, hãy chấp nhận sự lộn xộn và phức tạp. Mọi thứ không cần phải hoàn hảo mà chỉ cần hoàn thành. Công nghệ đã giải phóng chúng ta khỏi văn phòng nhưng cũng kéo dài ngày làm việc và chúng ta vẫn bị đánh giá qua thời gian hiện diện thay vì kết quả.

Tôi đã học cách tự rời văn phòng lúc 5h30 để ăn tối với con và tôi tiếp tục duy trì điều đó. Mỗi ngày, tôi vẫn vật vã đánh đổi giữa công việc và gia đình và cảm giác tội lỗi cũng luôn tồn tại. Các bà mẹ thường cảm thấy có lỗi vì công việc, còn các ông bố thì không.

Tôi yêu công việc, đồng nghiệp và thời gian dành cho con cái. Mục tiêu không phải là sự hoàn hảo mà là sự bền vững và viên mãn – làm sao để con cái vui vẻ và phát triển. Thành công, đối với tôi là đưa ra lựa chọn tốt nhất và chấp nhận chúng.

Mọi thứ không cần hoàn hảo mà chỉ cần hoàn thành

Dấn Thân chương 10: Hãy thảo luận

Đôi khi tôi tự hỏi cuộc đời mình sẽ như thế nào nếu không bị gán nhãn theo giới. Khi được gọi là “nữ giám đốc”, chữ “nữ” kèm theo như mang hàm ý ngạc nhiên. Không ai muốn thành công của mình chỉ được nhìn nhận qua một tính từ.

Khi còn trẻ, tôi từng nghĩ nếu phân biệt giới tính tồn tại, tôi sẽ chứng minh điều đó sai. Nhưng thực tế cho thấy giới tính vẫn luôn hiện diện và ảnh hưởng dù không được thừa nhận. Nhân viên, đặc biệt là phụ nữ thường bị đánh giá dựa trên khả năng hòa nhập thay vì năng lực.

Tác giả Dấn Thân cho rằng: Chúng ta cần được phép nói về giới tính mà không sợ bị hiểu lầm hay xem là kêu ca, đòi quyền lợi. Im lặng và cố hòa nhập là điều mà thế hệ phụ nữ đầu tiên phải chịu nhưng chiến lược này không giúp ích cho chúng ta. Chúng ta cần lên tiếng, xác định rào cản và tìm giải pháp.

Tôi đã thấy nhiều phụ nữ từ bỏ hoặc tự hạn chế tham vọng của mình do thiếu sự hỗ trợ từ gia đình hay công ty. Phản hồi từ bài nói chuyện TED “Phụ nữ làm thế nào để thành công trong công việc?” thuyết phục tôi rằng việc lên tiếng là cần thiết. Tại Facebook, tôi dạy các nhà quản lý biết cách khuyến khích phụ nữ và giúp họ phát triển sự nghiệp mà không phải chịu những hy sinh không cần thiết.

Giờ đây, tôi tự hào là một nhà nữ quyền. Tôi tin rằng tiến bộ chỉ đến khi chúng ta sẵn sàng lên tiếng về tác động của giới tính đến cuộc sống của mình. Chúng ta không thể tiếp tục giả vờ không có sự thiên vị hay né tránh vấn đề.

 

Review dấn thân chương 10: Hãy thảo luận

Dấn Thân chương 11: Vì một thế giới bình đẳng

Dù phụ nữ ở các nước phát triển đã có cuộc sống tốt hơn, mục tiêu bình đẳng thực sự vẫn còn xa vời. Chúng ta đã tập trung vào việc cho phụ nữ quyền lựa chọn giữa làm việc trong nhà hay ngoài xã hội nhưng tại sao không khuyến khích họ vươn tới vị trí lãnh đạo? Cả nam và nữ đều chưa thực sự có quyền lựa chọn bình đẳng.

Nam giới cần ủng hộ phụ nữ và phụ nữ cũng cần hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta cần một cách tiếp cận mới cho một thế hệ mới.

Tác giả Dấn Thân tin rằng trong tương lai, sẽ không còn “lãnh đạo nữ” hay “lãnh đạo nam” mà chỉ đơn giản là “lãnh đạo”. Một thế giới với một nửa tổ chức do phụ nữ lãnh đạo, và một nửa gia đình do nam giới chia sẻ trách nhiệm sẽ tốt đẹp hơn.

Tôi mong đợi thế giới đó cho con cái mình và cho cả bản thân tôi. Khi chúng ta tìm thấy niềm đam mê thực sự, dù là ở đâu, hãy dấn thân và cống hiến hết mình.

Khi tìm thấy đam mê thật sự, hãy dấn thân và cống hiến hết mình

Tinh thần của cuốn Dấn ThânTrạm Sách muốn truyền tải cũng chính là lời kêu gọi từ Sheryl Sandberg đến từng phụ nữ: hãy vươn lên phát triển tiềm năng, phát huy tối đa khả năng của mình và vượt qua lối tư duy an phận vốn đã ăn sâu trong tâm thức. Quyền lực của phụ nữ không nằm ở việc tìm kiếm đặc quyền từ quyền lực cứng mà ở sự nỗ lực tạo ra sức mạnh từ nội lực và giá trị cốt lõi của bản thân, từ đó lan tỏa sự ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Xem thêm: Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống Tóm Tắt – Những Ý Tưởng Để Hướng Đến Một Cuộc Sống Hạnh Phúc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *